Archive

Snapshots of Life – Chuyện nhặt ven đời

Số là tuần vừa rồi mình phải khăn gói lặn lội xuống New York City thi GRE. Nhưng mà cái việc thi cử là cái cớ đó  thôi, còn  đại sự mà anh em thực tình gửi gắm giờ ly biệt là lên đó tìm sao cho được hai món bảo bối Ngũ vị hươngVỉ sắt nướng để luyện cho thành món Cầm thú hỏa than hồng (hay tục còn gọi là Chả nướng.)

Li khách! Li khách! Phố Tàu nhỏ,
Vỉ nướng chưa cầm, bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm roommate cũng đừng mong.

(…nó lại chả sướng quá…)

Người ta lên New York thì xem iPad 2, rình mua cái ông kính, hay là để ý xem Louis Vuitton độ này nó có sale không. Ấy thế còn mình thì chỉ cặm cụi ở Chinatown, để rồi xách về nào vỉ nướng, bún gói, gia vị, và cả năm lạng tôm khô. Suýt chút nữa thì mình còn yếu lòng mà mua thêm một cái mài dao và một bộ nồi hấp – nhưng rồi ngẫm lại thì càng thấy mình gastronomically autarkic như vậy là inefficient lắm lắm. Chẳng phải Xuân Diệu từ những năm 67 cũng đã biết rằng anh và em phải dựa vào comparative advantage mà trade đó sao:

Ôi! Bữa cơm ngon tuyệt
Mỗi khi về thăm em
Em có tài nấu nướng
Anh có tài ngợi khen….

(Trích “Em làm bếp.”)

Đến lúc quạt chả lên thì làn khói ngậy đã dậy lên mà lan khắp khoảng sân townhouse, khiến cho ối kẻ cả đời chỉ biết có pizza và mac&cheese phải điếc mũi cồn cào. Anh chàng Jimmy đạp xe qua, dẫu tay đã cầm bịch Chinese take-out cho bữa tối, nhưng nghe tiếng mỡ xèo xèo lẫn trong mùi hương ngào ngạt cũng dằn lòng không đặng mà rẽ qua nhón một miếng. Chàng còn đứng đó mãi, hỏi thăm đủ chuyện tào lao – mày lên New York thế nào, research đã sắp xong chưa – bịn rịn và ngập ngừng chỉ để chờ được mời ăn miếng nữa.

Photo courtersy of Nam Kiều. Công anh Hiếu Cao và Nam Kiều mua thịt, mua rau, buôn lậu rượu và lụi cụi nướng chả nữa.

Praises for Bún chả:

“Tớ không tin là nó có thể lại giống chả thế này?!”

Khanh TrầnColgate University

“Chả ngon.”

Nam KiềuAuthor of the Award-Waiting Book “Anh đã từng có một trái tim.”

“Can I have just one more?”

DanielPresident of Colgate International Community.

____________________________________________

Recipe thì google là có – mình cũng ướp thịt bằng mắt nên không ghi lại cụ thể liều lượng thế nào. Chỉ có một gợi ý nhỏ là, vì ở đây chắc khó tìm mua được thịt nạc vai, nên các bạn có thể dùng tạm pork ribs cũng được – nhớ là cắt sao cho miếng thịt có dính thêm chút mỡ ăn mới không khô. Chả băm thì mua thịt băm loại not lean (vừa rẻ mà vừa mềm), sau đó băm thêm ít mỡ lợn bán riêng vào nữa. Nếu vẫn sợ khô thì cho thêm tí dầu ăn vào ướp.

Nhớ ướp cùng vài thìa nước hàng thì khi nướng lên màu mới đẹp.

Bon appetit!

Độ này mình đã bớt khó tính đi nhiều và cũng khỏi buồn giận vô cớ — bắt gập đôi sóc bên đường đã thôi trách móc ai cho tụi mày có cặp, hay ngó một chiếc lá rơi đã hết thở dài cớ sao cây chẳng níu lại. Thế nên trong chuyến đi châu Âu này, cảnh cũng chiều người mà đẹp một cách thảnh thơi. Và người cũng tự chiều mình mà thả lòng theo muôn vàn gái cái đẹp ở từng góc phố con đường.

Ngưỡng mộ Praha phải kín đáo một chút, bởi thành phố đã như một nàng thiếu phụ đẹp một vẻ đẹp hơi tàn và cười một nụ cười vướng bận. Bên trong Prague Castle đã sơ sài xuống sắc mặc vẻ ngoài hùng vĩ, và những những vệt đen trắng cũng đã loang đầy trên bức tường của National Museum. Dẫu sao thì mỗi khi đêm xuống đèn lên, chút nếp nhăn ấy cũng mờ đi phần nhiều, và nàng thiếu phụ Praha lại rạng rỡ như xưa.

Prague National Museum về đêm. Còn ban ngày và cận cảnh ư?

Mình cứ ngắm nàng Praha một cách ý nhị như vậy, còn anh chàng đồng hành vẫn vô tư nhận xét thành phố theo một lối bỗ bã tương đương những kẻ ra đường xuýt xoa “Con nhà ai mà ngon mà trắng thế nhỉ.” Khi dòng người đổ dồn thán phục lối kiến trúc Gothic của Charles Bridge thì anh ta trầm trồ “Đông người thế này nhặt tiền rơi tiền vãi cũng suớng.” Và lúc tản bộ trong khu phố cổ với những quán hàng nhỏ xinh, anh ta cũng chỉ bận lòng thuê một gian ở đây chắc phải tiền triệu. Kể ra muốn trách anh ta cũng khó — hắn làm thuê bán hàng cho cô chú mình ở một khu chợ trong Praha — vì vậy cũng không nên lấy làm lạ rằng “Không biết một ngày chúng nó thu được bao nhiêu tiền” là câu của miệng của hắn.

Xét thấy khả năng thẩm mĩ của hắn như vậy, nên lúc ăn trưa xong hắn rủ đi “xem con gái Tiệp” mình chẳng khỏi nghi ngờ dè dặt. “Có cái gì hay ho mà xem,” mình ngờ vực. Hắn cười đồng lõa, “Có chứ. Đi đi thì biết.” Và phải thú thực rằng, khi bị một thằng khác rủ đi xem gái, người đàn ông khó lòng có thể chối từ mà vẫn đóng tròn vai xã hội phân cho. Điều ấy cũng tựa như khi hai người phụ nữ gặp nhau chẳng thể không vồn vã ôm hôn dẫu đôi khi trong lòng họ vô cùng dè dặt vậy.

Chính vì lẽ đó 5 phút sau thế quái nào mà mình xuất hiện trong một cái nhà thổ.

Chỉ tay về một dãy các chị đứng ưỡn ẹo trước từng ô cửa trong một cái hành lang bé xíu, hắn ta cười cười hỏi: “Thế chú thích dùng em nào?”

Mình lấy làm ngạc nhiên hết đỗi, bởi không ngờ hắn ta cũng biết nói một câu bông đùa hài hước. Và không chỉ thế, cái chứ dùng kia của hắn mới đắt làm sao — chỉ một từ thôi mà đả phá sự xấu xa của việc coi rẻ phụ nữ như một món hàng, đã kết án những kẻ với thú chơi thấp hèn và vô lương — quả thật là một ngòi bút châm biếm không thua gì Vũ Trọng Phụng, phải nói là …

“May nhá, còn vừa đủ tiền một lượt cho chú nhé,” hắn ta lục túi, hoan hỉ một cách thành thật. Hắn hỏi lại, rõ ràng là chờ  đợi một câu trả lời:

“Thế tóm lại là chú dùng em nào?”

“Ờm…”

*************

Chuyện Quốc Anh dùng em nào dù gì cũng đã xảy ra rồi, và quý độc giả sớm muộn gì cũng sẽ đuợc biết, vậy nên chúng ta cứ  từ tốn dạo qua cái chốn ăn chơi này chút đã, bởi có mấy người đã vào đến tận đây. (Hay là ai cũng biết hết rồi và chỉ có mình là ngây thơ  kể lại?)

Chìa vé vào cửa cho một anh security to như cột, bạn sẽ tiến vào một trong 200 cái nhà thổ mọc lên như nấm ở Praha sau Cách mạng Nhung (nhiều đến độ có hẳn một wiki article cho nó). Khu nhà là một dãy hành lang lờ mờ trong thứ ánh sáng tím hồng nhờ nhợ. Đi vài bước lại thấy trên tường một cái màn hình chiếu những cảnh ai cũng biết là gì đấy (và chỉ có mỗi Tuấn Ngọc là không biết là gì đấy). Xếp san sát dọc cả hành lang là những căn buồng con thiết kế thẳng thừng cho mục đích của nó — một giường, một buồng tắm. Đứng truớc từng ô cửa là một chị ưỡn ẹo trong tiếng nhạc sàn, trên người lơ lửng treo ba miếng tam giác con con hờ hững như một cái cớ không hơn.

Miệng méo xệch gần bằng Tam Tạng ở động bàn tơ, mình lẽo đẽo đi theo hắn ta luợn lờ bắt chuyện (gần bằng thôi, vì dẫu sao mình cũng biết nhiều hơn kinh Phật, và cũng không lo sẽ bị đem luộc chấm muối tiêu.)

Hắn lại giục: “Thế chú dùng em nào?”

Đến đây thì mình biết không thể nào im lặng đuợc nữa.

Mình cuơng quyết nói với hắn rằng mình thấy ghê tởm cái ý định đó, rằng mình sẽ buớc ngay khỏi chốn này. Bởi lẽ mình vẫn nhớ như in lời mẹ dặn ngay từ những ngày còn bé, rằng một người đàn ông chân chính, một công dân chuẩn mực, sẽ không bao giờ  — không bao giờ — dù trong bất kì hoàn cảnh nào nào, dẫu có nhiều cám dỗ ra sao —  đuợc vận động mạnh ngay sau khi ăn cơm. Mẹ mình bảo làm vậy sẽ mang lại những hậu quả rất chi là nghiêm trọng, tỉ như xóc bụng, hay đau dạ dầy, đến tối không ngủ được rồi sáng lại đi học muộn. Đáng sợ thế đấy, nên mình đĩnh đạc buớc ra và chẳng thèm ngoái lại.

*************

Nửa tiếng sau, lúc ngồi chờ ở bến tàu điện mình quay sang hắn hỏi:

“Ở đấy giá hết bao nhiêu ý nhỉ?”

“1200 crowns,” mình lẩm nhẩm, “Thế là 50 euros? Còn đắt hơn cả  Le Musée du Louvre và Le Musée d’Orsay cơ à?”

Thật không biết một ngày chúng nó kiếm đuợc bao nhiêu tiền.

*************

P/S: Dĩ nhiên, ở Praha mình còn chụp ảnh với Smetana và Dvorak, còn đến thăm nơi Franz Kafka thai nghén The Metamorphosis. Nhưng than ôi, tội nghiệp các ngài chưa, dẫu tôi có bản lĩnh cỡ nào cũng chẳng thể viết sao cho chuyện về các ngài hay hơn mấy bộ ngực trần.

I.

11:22 AM, 8th Avenue

I hurled my suitcase on the backseat, slammed the taxi door, and, missing not half a second, shoved a piece of paper over to the cabman:

“Can we get here in 10 minutes?”

He hesitated.

“Fifteen? How long to get there?”– anxiety crept its way in.

“I don’t know… I can’t tell,” the Indian driver shook his head, “It’s the traffic.”

Something clicked inside: however high I raise my voice, however fidgety I got, New York traffic won’t improve. Nor will the Norwegian Consulate open past 12.

(Nor will anything else in life change, for that matter.)

So I leaned back in the leather chair, crossed my legs, hands on knee, and waved at the the cabman: “Just do what you can.” Hell, had I also got a glass of martini on my hand, the cool and the calm of the entire scene would have been perfect.

“Go.”

II.

11:32 AM, 7th Avenue (i.e. ten minutes later, and one block away)

Did I mention to you guys that the Norwegian Consulate is on 3rd Avenue?

I was half-contemplating whether to just get off at a subway station to find a hostel for the night–then the traffic suddenly cleared. The cab breezed on. 6th Avenue. 5th Avenue. Red lights.

III.

11:52 AM, #625 3rd Avenue

I hit the elevator, making sure to push the button only once. Thirty eight floors later, I was in front of the office, grabbing the door handle. It was locked.

And in that millisecond came flashing through my mind was me tonight on a bunk bed, under an itchy blanket, against a moldy wall, sharing a room with a hairy stranger in Chelsea International Hostel somewhere on the dimly-lit West 20th. (Don’t Chelsea and Hostel together somehow make a explicit name?)

Oh joy. I shrugged, reached for the suitcase handle, and was about to turn away when the door clicked open.

IV.

11:55 AM, the Norwegian Consulate office

Here came something worse than NYC traffic– ugh, bureaucrat. I don’t even plead my mom when she has a broomstick in her hand, let alone a stranger. But to back down now makes a terrible story, doesn’t it? (Plus, these strangers have papers and a stamp–small, but much deadlier than a broomstick.) And so I put on my sweetest voice.

“Hello. I’m here to apply for the Norwegian visa. I know it’s closing time…”

“Seven minutes, yes,” she raised her eyebrows.

“I know. This is asking you to do more than your job demands, but I’ve come from so far away…”

“Did you have all the papers filled out?”–her eyes narrowed.

“Yes.”

“Okay, someone will be out with you in a second,” and noticing that I had been on my toe the entire time, she said, “Just take a seat.”

Is this really happening?

Another lady walked out, and beckoned me to come near the glass window.

“You came just before 12. I’m sorry for keeping you waiting for so long.” Did she just apologize?

“Oh, your birthday was yesterday,” she said, glancing at my passport, “Congratulations! Are you 19 now?” Good Lord, a bureaucrat that exchanges pleasantries?

“Yes, yes,” I nodded, too baffled by what was going to correct her that I was, in fact, 20. Twenty, people, it’s twenty.

Since when does bureaucracy become this understanding and cooperative? I submitted my papers 2 minutes–2 minutes–before they closed down. I hazard a guess that it has something to do with the social democratic regime of Norway, in which the state and the citizens are exceptionally intertwined and interdependent via taxes and corporatist decision-making. Perhaps that’s why, unlike in other countries, there is not an antagonism, a mistrust between the two parties. But that doesn’t quite cut it–why can’t a minimal, laisser-faire state be equally helpful, not out of social responsibility like the welfare state, but out of professionalism?

O, Social Democracy, why do you keep playing with me like this? I thought we were about to break up over our quarrel on sluggish growth, burdensome tax, and a culture of welfare. And yet today you sent me a bouquet of kindness–how am I going to get over you now?

V.

8:15 PM, Starbuck Cafe on 7th Avenue, writing this entry.

Oh my God I am so physically and mentally drained (again T_T) I need to get into my recuperation mode first. This is just an emergency outlet to vent out that freaking pressure on my chest. Literally choking me. Geezzz T_T

More on this when I’m fully healed.

Originally published (then set private) on Aug 1, 2010 @ 15:17

_____________________________________

I guess it’s about time now.

This past summer I have been sharing talks now and then. I was always drained afterward – so absolutely drained, so exhaustively drained, that “drained” ceases to be an abstract description. I don’t feel hollow. I am hollow.

It turns out that the ordinary saying “breathing life into one’s work” has an extraordinary literal truth. Ever wonder where that life comes from? Most wouldn’t even bother wondering, because the spotlight, the hype, the applause are always on the lively, celebrated work – while the life-drained author recedes to his quiet solitude, and approvingly watches his two best friends, the Audience and the Work, falling in love.

Norman Mailer, an American novelist, said the same thing in his last interview before death: “Every single book of mine kills me a little more.” That is quite a peculiar thing to say for a man whose career – no, whose life and passion – is writing, isn’t it?

The same tragedy never seems even remotely applicable to other crafts and professions. You never quite hear an investment banker wailing “O, I love making money – but every dollar earned kills me a little.” Or a white-collar employee moaning “O, I love my cubicle – but …” (well, they don’t even get to love their job.) Why?

Because what is distinctive about writing, giving talks, or any other creative processes is that they are mercilessly individualistic. There is so much personal investment, so much emotional attachment, that it is literally a piece cut fresh off you, dripping with blood and flesh. You breathe life into it – or should I say, it sucks life out of you. Even if it’s a success, it kills. And don’t even mention when it fails.

That’s why I reserve a special place in my respect for writers and artists. What is so admirable about their engagement with creativity is not so much their gift, but their undaunted bravery. I have heard that many, who start searching the writer in them, find that writing is fun yet challenging or onerous at the same time – and that’s okay. For many times I feel like what I write is the worst – yes, THE worst – thing that has ever been written in the history of bad writing too. Hopefully, I have, by now, explained why there is nothing wrong with such feelings.

So don’t fear, don’t falter. Writing is such a sacred and intimate art that everyone should be awarded a medal for simply practicing it.

And to those whose approval my blog or my talk is fortunate enough to claim (who hates the blog would just automatically hate the author – I assume), this is a friendly reminder that they, well, suck life out of me. And if anyone ever wants to look for me, don’t look here in the dazzling spotlight that I supposedly share with my work.

Oh, and about the occasion that sparks this entry. I was at a competition organized by FYT (FPT Young Talent), called Pecha Kucha, a presentation format in which you talk along 20 powerpoint slides, which change automatically every 20 seconds. When the slide moves, you move. When time’s up, you zip. The idea is to keep the presentation succinct and the interest level high. The limitation, as I have mentioned earlier in the domain of arts, actually enhances creativity by restricting options, and thus forcing us to explore the only available dimension of depth. The topic at the event was “Who am I?” – which only helps deepening the personal engagement and thus amplifying the damage.

The Pecha Kucha presentation is interesting enough to deserve an entry on its own, had I not decided that it’s too trivially personal to be worthy of my dear readers’ concern. Team Colgate kicked ass won at the event – and here is the certificate that anh Hieu Cao brought me a few days ago (and hence makes this entry possible.)

Fun fact: it’s signed by Truong Gia Binh – the arrogant jerk that refused my offering him a speaker spot at VABC. His acknowledging me – his symbolic capitulation, is what enticed me into this competition in the first place. Well, he did not even refuse in a mean way – but my imaginary revenge is just as sweet.

I hold most of my badges of honor in contempt – except this one. Because it comes from a group of people that has won my overpriced respect. And because it’s a keepsake of the Colgate team, the one that gives me the rare feeling of ease. Had this been a private diary, there would’ve probably been a lengthy entry dedicated to them.